Thần Thoại Hy Lạp



-Thần Thoại Hy Lạp-

Thể loại: Thần thoại

Note: Tập hợp câu chuyện thần thoại, các vị thần,...

Mặc dù đã có rất nhiều trang viết về thần thoại Hy Lạp, các vị thần Hy Lạp, cung,... đầy đủ và chi tiết, nhưng tôi vẫn lập ra trang này với mong muốn tổng hợp lại tất cả. (Thực ra một phần còn do đam mê nữa.) 

Mỗi vị thần đều có những truyền thuyết riêng và sẽ được chia trong phần về mỗi vị thần.

Khái quát về Thần Thoại Hy Lạp:

Thần thoại Hy Lạp là một di sản văn hóa lâu đời quý báu của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến của gia tài văn hóa nhân loại, gồm tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, anh hùng, nguồn gốc thế giới, cũng như các ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của họ. 


Thần thoại, theo tiếng Hy Lạp cổ là Mythologia mang nghĩ là tập họp những truyện kể dân gian hoang đường được truyền miệng với nội dung theo đánh giá ngày nay là hoang đường, kì ảo. Mythologia được cấu tạo từ hai từ myhts logos. Myths lúc đầu mang nghĩa cổ tích, huyền hoặc, về sau chuyển dần sang nghĩa huyền thoại. Logos là ngôn từ kể chuyện, lúc đầu mang nghĩa xấu xa, bốc phét, bịa đặt, về sau chuyển thành mang nghĩa ngôn từ kể chuyện, cuối cùng là lời nói của văn xuôi hoặc học thuyết, khoa học. Trong từ mythologia, hai từ này mang nghĩa đối lập nhau. Quá trình chuyển nghĩa này diễn ra trong xã hội Hy Lạp từ chế độ Công Xã Thị Tộc sang chế độ Chiếm Hữu Nô Lệ, với từ Logos,Hy Lạp bắt đầu bước vào thời kỳ Triết Học.

  • Logos: tư tưởng triết học.  Trong tư tưởng tiền (trước) Socrate, đó là một nguyên lý điều khiển của toàn thể (cosmos) ; Theo quan niệm của trường phái triết học Sophists là tranh luận về những đề tài hoặc chủ đề dựa trên lẽ phải, lý lẽ; Trong chủ nghĩa Stoicism có nghĩa là vận hành, nguyên chất sơ khởi, cơ chế vận hành của toàn thể, nguyên lý vận hành của toàn thể dựa trên tính hợp lý.
  • (ngữ pháp): kiểu hùng biện biện luận cho những tranh luận quan trọng.
  • (Do Thái): lời truyền của Chúa.
  • (Đạo Cơ Đốc): lời sấm truyền của Đức Chúa Trời.

Từ đó có thể kết luận: Mythologia là sự xác nhận giá trị và ý nghĩa của huyền thoại trong đời sống văn hóa của người Hy Lạp.


Thần thoại, tư duy thần thoại là một hiện tượng mang tính lịch sử, là sản phẩm của một thời đại còn hạn chế (thấp kém) về mặt tư duy trong Công Xã Thị Tộc. Người nguyên thủy đã di chuyển những quan hệ công xã thị tộc vào tự nhiên, đồng hóa những quan hệ tự nhiên đó trong cách nhìn, trí tưởng tượng của họ. Đây là quá trình phức tạp, lâu dài - là một quá trình lịch sử từ nền văn minh Miken (2000-1100 Trước Công Nguyên), qua thời kì mẫu quyền ở Bắc Hy Lạp sang thời kì phụ quyền quanh đỉnh Olympus. Vào thời Công Xã Nguyên Thủy Thần Thoại đại diện cho niềm tin ngây thơ hạn chế và biến thành loại Thần Thoại Triết Học Tự Nhiên. Sang thời kì Chiếm Hữu Nô Lệ, Thần Thoại đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ tư tưởng của chế độ chiếm hữu nô lệ (cổ điển) và cuối cùng là sự suy vong thời cổ đại. 


Thần thoại Hy Lạp còn được lưu giữ đến ngày nay phần lớn thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật,   mang tính nhân văn và tư tưởng triết học, giàu tính duy lý, triết lý (thời đại của logos). Bước vào thời đại của Logos và văn minh Hy Lạp, myths trở thành tư duy cảm tình và logos trở thành tư duy lí luận, khái niệm - cả hai hòa quyện tạo thành một thể thống nhất và tạo nên những tác phẩm huy hoàng thời cổ điển. Về mặt nghệ thuật, Thần Thoại cung cấp giá trị cho hiểu biết về cơ thể người, tôn vinh vẻ đẹp con người thông qua sự cân xứng, hài hòa, tỷ lệ và sự chuyển động trong nghệ thuật tạo hình. Không chỉ hướng đến thần linh, Thần Thoại Hy Lạp cũng tán dương những con người trong tầm vóc của thần linh.


Chủ nghĩa cổ điển Hy Lạp được xây dựng thành chủ nghĩa hiện thực, có gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa nhân văn: là biểu hiện của giai cấp chiến thắng trong chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư, là thành quả của một cuộc chiến đấu anh dũng quả cảm và vẫn luôn sẵn sàng...đã nuôi dưỡng và bồi đắp cho Thần Thoại Hy Lạp những tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc và tính triết lý, duy lý, văn nghệ,...


Thần thoại với tôn giáo cũng có mối liên quan mật thiết: đa số các Thần Thoại khác nhau vì mục đích và tư tưởng của tôn giá khác nhau mà bị biến thể, đồng hóa. Tuy nhiên, Thần Thoại Hy Lạp lại được đồng hóa với văn nghê, văn học và thơ ca. Đặc biệt hơn là tôn giáo ở Hy Lạp phát triển theo hướng hoàn toàn khác biệt với đa số tôn giáo ở phương Đông: Hy Lạp thời bấy giờ đang có những chuyển biến xã hội mạnh mẽ làm tan rã Công xã Thị tộc và Bộ Lạc, từ đó những tôn giáo sinh ra không bị trói buộc gò bó và tự do về mặt tư tưởng. Điều này đã giúp tôn giáo và Thần Thoại ở Hy Lạp chung sống hòa bình và cùng phát triển mạnh mẽ về mặt nhân văn, văn học, nghệ thuật. 


Trải qua các thời kì khác nhau mà giá trị của Thần Thoại Hy Lạp cũng được đánh giá khác nhau. Đối với những nhà triết học cổ đại, thần thoại thường không được chấp nhận. Thời Trung Cổ, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng duy nhất, thần thoại Hy Lạp bị kết án là đối đầu với Chúa Cứu Thế. Thời Kỳ Phục Hưng với phong trài khôi phục những giá trị tinh thần thời cổ đại lại đưa Thần Thoại Hy Lạp trở thành một lĩnh vực trọng yếu với con người có học vấn của thời đại. Thời đại Ánh Sáng ở Pháp lại có những ý kiến khác nhau về sự tồn tại của Thần Thoại,... Tuy vậy, những ý kiến của các nhà khoa học và nghiên cứu vẫn luôn song hành và liên tục tranh cãi về vấn đề này mà chưa từng khẳng định hay có lời giải đáp hoàn hảo. Trải qua bao nhiêu biến cố, ngày nay Thần Thoại Hy Lạp chỉ còn giới hạn trong quá khứ, văn học và nghệ thuật, Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận được tính giáo dục, triết lí, giá trị sâu sắc và ý tưởng được thể hiện trong thần thoại Hy Lạp.




















10 comments:

  1. Oa mình cũng đang định tìm hiểu thêm về thần thoại Hy Lạp :))
    Cảm ơn vì những thông tin của bạn :)

    ReplyDelete
  2. Sao lại có một số cái tên La Mã ở đây? Tên theo Thần thoại Hy Lạp của Cupid là Eros nhé, của Hercules là Heracles nhé, sao mà Hy - La lẫn lộn thế?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thần thoại La Mã và bản cấp tiến của thần thoại Hy Lạp, hay nói cách khác thần thoại Hy Lạp là cái gốc để phát triển thần thoại La Mã. Cái danh khác không có nghĩa bản chất khác nhé bạn :v Mình cứ thích dùng tên nào thì mình dùng thôi :v

      Delete
    2. nên phân biệt tên Hy - La vì điều đó dẫn đến 2 bản thể Hy - La khác nhau, tôn thờ cũng khác nhau mà

      Delete
  3. cảm ơn các bài viết của bạn
    Bạn có giọng văn hài hước quá!

    ReplyDelete
  4. Chị dịch hài lắm ạ =))

    ReplyDelete
  5. Cảm ơn bài viết của chị nhiều lắm, nhờ mấy bài đấy mà em tiếp thu dễ dàng hơn. chị viết bài nhiều hơn nữa nhé!!!!

    ReplyDelete
  6. bài viết chia sẻ rất hay và đầy đủ. cảm ơn bạn đã chia sẻ. qua đây mình cũng muốn chia sẻ đến mọi người địa chỉ cung cấp dịch vụ phiên dịch uy tín chuyên nghiệp trên toàn quốc. tham khảo: Phiên dịch tiếng trung, Phiên dịch tiếng đức, Phiên dịch tiếng tây ban nha,.............

    ReplyDelete